top of page

Bối cảnh thành phố

Người Việt đã đến cư trú tại khu vực đồng bằng Sông Hồng hơn 2000 năm qua. Năm 1010 S.C, vua Lý Thái Tổ đã chọn nơi này để xây dựng nên Kinh thành Thăng Long (“Rồng bay lên”). Ngày nay, một số nơi ở Hà Nội vẫn còn cho thấy dấu tích của thời kỳ lịch sử đó. Mãi cho đến năm 1883, nơi đây mới được đặt tên là Hà Nội, nghĩa là “giữa hai con sông”.

Người Hà Nội là tài sản quý báu nhất của thành phố. Hơn bảy triệu người gọi Hà Nội là quê nhà của mình. Thành phố có diện tích 3.325km2, giống như Detroit và Houston ở Mỹ, nhưng mật độ dân số thì gấp đôi: 2.132 người/km2. Thậm chí một số khu trung tâm ở Hà Nội có mật độ dân số đông hơn, đến 32.665người/km2

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố này có 12 quận, 17 huyện và một thị trấn cấp huyện. Ở mỗi cấp đều có sự hiện diện của Đảng Bộ và Ủy ban Nhân dân. Đảng Bộ là cơ quan lãnh đạo của thành phố với ông Hoàng Trung Hải là Thư ký. Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, cũng là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội và chịu trách nhiệm quản lý thành phố. Cả ông Chung và ông Hải đều là thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XII.            

Từ khi Công cuộc Đổi Mới được khởi xướng vào năm 1986, đất nước này đã trải qua sự thay đổi mang tính đột phá. Theo Ngân hàng Thế giới, từ năm 1993–2006, trung bình mỗi ngày có 5.736 người thoát khỏi đói nghèo, tỉ lệ nghèo đói giảm xuống còn 13,5%. Đây thật sự là một kỳ tích. Thành phố Hà Nội nhận được rất nhiều thuận lợi nhờ vào sự phát triển cả về vật chất lẫn sức khỏe.

Với tầm nhìn từ năm 2035 trở đi, Việt Nam hướng đến việc nâng cao cuộc sống thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Hà Nội cùng với thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu. Ở cấp độ vĩ mô, Ngân hàng Thế giới và Bộ kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh những thách thức lớn sắp tới sẽ là về mật độ, khoảng cách và sự phân khu. Sự phát triển đô thị theo hướng mật độ thấp, cơ sơ hạ tầng và kết nối khu vực yếu kém, cùng với việc hạn chế di cư từ nông thôn ra thành thị là một số trở ngại mà Hà Nội phải khắc phục để thành phố nâng cao sức cạnh tranh và trở thành một trung tâm kinh tế toàn cầu.

Vấn đề tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí là hai biểu hiện của những nan đề lớn trên đang ảnh hưởng đến mọi cư dân Hà Nội. Việc dàn trải theo mật độ thấp khiến cho thời gian di chuyển từ nơi sống đến nơi học tập và làm việc, hoặc giao thương từ nơi này đến nơi khác kéo dài hơn. Việc thiếu các con đường cỡ trung kết hợp với thói quen sở hữu xe hơi ngày càng tăng dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Kết nối khu vực yếu kém khiến những tuyến đường nối liền Hà Nội với các thành phố lân cận bị ùn tắc.

Vì sao điều này lại quan trọng? Nhìn chung, vai trò của Hội thánh là hỗ trợ chính phủ trong việc phát triển thành phố Hà Nội vì lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt những đối tượng bên lề xã hội. Lãnh đạo Hội thánh cần phát triển một thần học Thánh Kinh đủ lớn để trả lời cho những thách thức ở cấp độ vĩ mô. Chính quyền thành phố đã mời các lãnh đạo hội thánh tham gia những hội nghị bàn về các vấn đề này. Đây là lúc Hội thánh Tin Lành phải có bước tiến.

Chiến dịch Yêu Bằng Hành Động tập trung vào những thách thức xã hội ở mức độ cộng đồng có thể được giải quyết bằng những dự án nhỏ do các hội thánh địa phương thực hiện thông qua sự cộng tác. Tuy nhiên, thật hữu ích khi nhìn thấy những dự án cộng đồng nhỏ này đóng góp phần đem lại giải pháp cho những vấn đề lớn hơn như thế nào. Điều này cũng thách thức Cơ Đốc nhân cần hiểu biết hơn về những vấn đề ở cấp độ vĩ mô và kết hợp với chính quyền thành phố cùng các cơ quan để tìm ra giải pháp.

bottom of page